Lãi suất và 5 yếu tố cấu thành: Lãi suất thực phi rủi ro, Lạm phát kỳ vọng,...

Lãi suất thường gặp khi đi vay hoặc gửi tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng gồm 5 yếu tố cấu thành sau đây:


1. Real Risk-Free Rate : Lãi suất thực phi rủi ro
Lãi suất phi rủi ro là lãi suất ở điều kiện "an toàn", tức là đã loại trừ nguy cơ vỡ nợ (no risk or uncertainty). Thông thường rủi ro vỡ nợ luôn đi kèm với các sản phẩm tài chính, nhưng đối với các loại trái phiếu chính phủ (kỳ hạn 5 ~ 10 năm) thì rủi ro này gần như không tồn tại, vì chính phủ khó mà vỡ nợ. Vì vậy lãi suất trái phiếu chính phủ thường được áp dụng làm lãi suất phi rủi ro.

2. Expected Inflation : Mức Lạm phát kỳ vọng; Lạm phát dự tính
Lãi suất ở Việt Nam tuy cao nhưng khó có thể bù đắp sự mất mát do lạm phát và sự mất giá của đồng tiền. Vì vậy khái niệm tỷ lệ lạm phát kỳ vọng (dự kiến) được đưa ra để tính toán lãi suất thực chất là bao nhiêu.


Nếu giả định chỉ tồn tại 3 lãi suất như trên hình vẽ, thì mối quan hệ của chúng sẽ là :

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng
(Real rate = Nominal rate - Inflation rate)

Hình ảnh "nước lên thuyền lên" : Con thuyền bất thình lình cao hơn nhiều so với đáy sông, nhưng thực chất là nhờ thủy triều lên.

3. Default-Risk Premium : Phần bù rủi ro vỡ nợ
Phần bù rủi ro khi bên cho vay không thể thanh toán cả vốn lẫn lãi đúng thời hạn, hoặc mất khả năng thanh toán vì lý do vỡ nợ (default). Phần bù này lớn hay nhỏ tùy thuộc vào khả năng thanh toán nợ (creditworthiness) của bên vay.

4. Liquidity Premium : Phần bù thanh khoản
Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk) là rủi ro không thể thu về lượng tiền như ý muốn, ví dụ như :

  • Ngân hàng không đủ tiền thanh toán khoản phải trả khi đến hạn, hoặc khách hàng đến rút tiền ào ạt.
  • Cổ phiếu "mốc meo" muốn bán để lấy tiền mặt ngay mà chẳng có ai mua, hoặc ngược lại.

Đối với những cổ phiếu có thanh khoản thấp (khó bán), cần phải trả thêm 1 khoản gọi là Liquidity Premium để bù lại thiệt thòi cho người đang muốn nắm giữ cổ phiếu đó.

5. Maturity Premium : Phần bù đáo hạn (kỳ hạn dài)
Phần trả thêm cho người mua trái phiếu kỳ hạn dài, xem như bù đắp thiệt thòi vì:

  • Bị giam tiền trong thời gian quá lâu mới được rút ra
  • Kỳ hạn dài cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro

Điều này giống như khi bạn đi máy bay nhưng không may giờ cất cánh bị hoãn lại, buộc bạn phải ngồi chờ quá lâu. Lúc đó hãng hàng không sẽ "bù đắp" cho bạn bằng ... một chai nước suối.

Tags:

Giới thiệu về tác giả

Akira Lê là người sáng lập CoVanKinhDoanh.com, hiện đang sống và làm việc tại Tokyo, Nhật Bản. Sứ mệnh: mang những kiến thức kinh doanh tại Nhật Bản và thế giới đến gần hơn với các doanh nghiệp Việt Nam.

1 nhận xét

  1. Chuyên nhận đặt nội thất sofa tại TP HCM. Bạn có nhu cầu vui lòng tham khảo tại website: Boc ghe Sofa cafe | Boc ghe sofa karaoke

Leave a Reply