Chi phí cơ hội và câu chuyện cuộc đời của Steve Jobs

[Image]
WHAT :: Chi phí cơ hội (Opportunity cost) là gì ?
Bạn có hai lựa chọn tốt nhất (Số 1) và tốt nhì (Số 2), với điều kiện chỉ được chọn một mà thôi, và nếu bạn quyết định chọn Số 1, thì giá trị lợi ích của Số 2 được gọi là Chi phí cơ hội. (The value or benefit of the next best alternative.)

"Success by choice, not by chance."
Thành công là nhờ sự lựa chọn, không phải nhờ cơ hội
Khi còn là sinh viên, Steve Jobs đã xem xét đến Chi phí cơ hội, khi phải chọn 1 trong 2 con đường:
  1. Số 1= Học để lấy bằng đại học: bỏ ra 4 năm và số tiền hơn 42.000 USD mỗi năm tại đại học Reed (More than $42,000 (£26,000) in tuition fees each year). Tiêu tốn tất cả tiền tiết kiệm của bố mẹ dành dụm phòng khi về hưu vào trường đại học, nhưng chẳng thấy được ích lợi gì của việc học đại học.
  2. Số 2 = Sống với niềm đam mê của chính mình: Quyết định bỏ học để tiết kiệm tiền cho bố mẹ, đi tìm sứ mệnh cuộc đời và tin tưởng rằng rồi mọi chuyện cũng sẽ tốt đẹp.
Kết quả: Sau khoảng 4 năm:
  1. Số 1: (Giả định) Sau khi tốt nghiệp, Steve Jobs đi làm thuê và năm 23 tuổi kiếm được khoảng 50.000 USD. (With an average per capita income of ~$47,500, America ranks in the Top 10 in the world. /Data: IMF, World Bank and CIA World Factbook)
  2. Số 2 : Năm 23 tuổi có trong tay hơn 1 triệu USD và được làm điều mình thích.
[Image]
WHERE :: Vậy chi phí cơ hội nằm ở đâu ?

Nếu Steve Jobs chọn Số 1, thì giá trị 1 triệu USD ở Số 2 được gọi là Chi phí cơ hội.  (Earning real money over 4 years of working at a job instead of studying full-time)
Ngược lại, nếu Steve Jobs chọn Số 2, thì số tiền 50.000 USD ở Số 1 sẽ là Chi phí cơ hội.

WHEN :: Khi nào cần xem xét đến Chi phí cơ hội ?

Khi có từ 2 lựa chọn trở lên, thì nên cân nhắc Chi phí cơ hội để so sánh và quyết định chọn cái nào ẩn chứa Chi phí cơ hội cao nhất

Lợi nhuận cuối cùng = Số tiền đang nhận được - [Chi phí cơ hội + Thời gian + Học phí)]

Đó bài toán không chỉ dành riêng cho Steve Jobs, mà cho tất cả chúng ta. Con người có xu hướng chọn cái nào cái lợi trước mắt mà không cân nhắc đến lợi ích lâu dài. Vậy nếu là bạn, bạn sẽ chọn số 1 hay số 2 ?

Thực ra Steve Jobs không làm việc vì tiền, mà vì đam mê cống hiến. Và theo một quy luật tự nhiên, sống hết mình với đam mê đã mang lại cho ông giá trị tài sản khổng lồ.

Bình luận của Akira Lê:

Bill Gates, Mark Zukerberg cũng đã suy nghĩ về Chi phí cơ hội và quyết định bỏ học để thành lập Microsoft và Facebook. Ngược lại, Eric Schmidt và John Chambers quyết định học hết đại học và khởi nghiệp thành công với Google, Cisco.

Còn bạn, bạn đã bao giờ cân nhắc đến Chi phí cơ hội khi đưa ra những quyết định lớn trong cuộc đời ? Hãy share bài viết này cho bạn bè, đồng nghiệp để giúp họ đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.






Tags:

Giới thiệu về tác giả

Akira Lê là người sáng lập CoVanKinhDoanh.com, hiện đang sống và làm việc tại Tokyo, Nhật Bản. Sứ mệnh: mang những kiến thức kinh doanh tại Nhật Bản và thế giới đến gần hơn với các doanh nghiệp Việt Nam.

0 nhận xét

Leave a Reply